Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa mong muốn thông qua nghiên cứu của mình, bạn đọc hiểu hơn về các tín ngưỡng, tục lệ hiến tế, chém lợn Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa là người yêu văn hóa dân gian. Suốt 5 năm qua, chị đã nghiên cứu tìm tòi các dòng tranh dân gian: Kim Hoàng, Hàng Trống, Đông Hồ, tranh kính Huế và các loại tranh đồ thế.

Năm 2022, chị đã nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội với cuốn sách Tranh dân gian Kim Hoàng. Từ đó tới nay chị đào sâu đề tài nghiên cứu về phong tục dân gian Việt: từ tín ngưỡng phồn thực tới các vị thần lửa, và tháng 5 này chị tiếp tục cho ra mắt công trình nghiên cứu về tục hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian.

Sách Hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà cho biết: “Cách đây khoảng 3 năm, mạng xã hội có rộ lên tranh cãi về việc nên bãi bỏ hay không lễ hội chém lợn tại Ném Thượng. Từ đó, tôi luôn tìm tòi về phong tục hiến sinh, có liên quan đến việc hiến tế máu động vật. Đầu năm 2024 trong dịp Tết âm lịch, tôi cảm thấy đã đủ độ chín trong nghiên cứu về hiến sinh ở Việt Nam nên đã quyết tâm viết sách Hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu về hiến tế người ở Việt Nam chỉ có thể dựa theo các hiện vật khảo cố học, sử sách ghi chép lại và các tàn dư của hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian. Dù việc hiến tế người dã man đến nay gần như không còn nhưng vẫn có những tàn dư cho đến hôm nay và nhiều năm sau. Đây có lẽ là cuốn sách được hoàn thành nhanh nhất, chỉ trong 3 tháng, vì có lẽ tôi quá yêu thích nghiên cứu này. Cũng mong muốn rằng, qua nghiên cứu này của tôi, người đọc có thể có cái nhìn khác về tục lệ hiến tế người, chém lợn Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên”.

Tại sao người ta lại hiến tế người, động vật sống? Đó là bởi khi chưa có lửa, con người phải ăn tươi nuốt sống. Việc cúng tế thịt sống là theo truyền thống lưu giữ hàng nghìn, hàng vạn năm, nó là một cách để tưởng nhớ lại tiền nhân. Rất nhiều món được ăn sống phổ biến từ Âu sang Á, có một số món thịt bò, thịt ngựa được ăn sống ở châu Âu, người Nhật Bản hay ăn hải sản sống, một sô dân tộc đều có món tiết canh.

Trước khi có tôn giáo, con người phải có tín ngưỡng, đối với người tiền sử, tín ngưỡng của họ là sự tôn sùng thế giới tự nhiên, các vị thần gắn với thế giới tự nhiên: Trời, Đất, Sông, Núi, Cây, Rừng, Mưa, Gió, Sấm, Chớp... Khi xã hội con người phát triển hơn, xuất hiện nhà nước, mới xuất hiên tôn giáo, có tôn giáo đa thần và tôn giáo độc thần. Như vậy, việc cúng tế bằng động vật sống, máu sống, phù hợp với tín ngưỡng tôn sùng thế giới tự nhiên. Và trải qua hàng nghìn năm, truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc hiến sinh trâu, lợn có đầy đủ các hình thức trên, tùy phong tục từng địa phương, vùng miền.

Trong các hiến tế trước đây, người ta thường hiến tế Thủy Thần nhiều nhất. Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đường bộ đi lại hạn chế thì việc đi lại đường thủy là chủ yếu. Mà không phải khúc sông, vùng biển nào cũng yên ả. Vì thế người ta cần hiến tế người cho Thủy Thần, thường là thức ăn, thỉnh thoảng thì để làm vợ thủy thần.

"Địa điểm hành lễ là đảo hòn Đỏ, đảo hòn Một và đảo hòn Nhan... Thời điểm thờ cúng, hành lễ là vào lúc mãn mùa cá (khoảng trung tuần tháng ba âm lịch)... Mục đích thờ cúng, hiến tế là để các ác thần không quấy nhiễu, không gây đau ốm, chết chóc cho ngư dân và phù hộ cho ngư dân đánh được nhiều tôm cá [...] Lễ tế được cử hành vào lúc ban đêm ở ghềnh đá ngoài đảo, nơi mà hàng ngày thả lưới đăng ở đó", (trích từ Lê Văn Kỳ. 2015. Văn hóa biển miền Trung Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội).

Người ta quan niệm sau khi chết, vẫn có hồn trú ngụ ở thân thể người chết, trong xương người chết. Vì thế trong dân gian vẫn lưu truyền những sự kiện như sọ người chết có thể được thờ cúng để xin số đánh đề hoặc làm một số viêc tâm linh.

Sọ của một cô gái trẻ còn trinh, đã chết gọi là Thiên Linh Cái. Khi luyện Thiên Linh Cái thành công, pháp sư có thể sai bảo hồn cô gái đi thu thập tin tức hoặc làm một số việc tâm linh, thường là những việc xấu. Chính vì thế ở Việt Nam, đã có vụ án Thiên Linh Cái. Đây là một vụ giết phụ nữ hàng loạt để lấy sọ luyện bùa, xảy ra tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào cuối năm 1990. Hung thủ là một thầy bùa tên là Phạm Văn Tuấn (1957-2002). Khi bị bắt và khi ra pháp trường, y vẫn tự tin là thực hiện được phép độn thổ do có bùa Thiên Linh Cái. Phép thuật kì diệu đó đã không cứu được tên Tuấn khỏi viêc bị tử hình.

Hiến tế người được thực hiện ở gần như hầu hết nơi trên thế giới, trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều nền văn hóa cho thấy dấu vết của sự hiến tế người trong thời tiền sử trong thần thoại và các văn bản tôn giáo của họ nhưng gần như đã ngừng thực hành khi con người bắt đầu vào thời đại văn minh.

Luật pháp hiện nay coi hiến tế con người tương đương với tội giết người. Hầu hết tôn giáo lớn hiện nay đều lên án tập tục này.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Google News

Anti adblock

Context Menu